Same-Sex Marriage – an Initial Response (Vietnamese)
Nước Úc đã quyết định ủng hộ cho vấn đề hôn nhân đồng tính. Bây giờ là thời điểm để quốc hội Úc triển khai thực hiện điều xã hội muốn. Các Cơ Đốc Nhân đã bỏ phiếu “không thuận”, mà tôi là một trong số ấy, có nhiều chuyện để có lòng cảm tạ, dù với kết quả như thế nầy.
- Chúng ta được sống trong một thể chế dân chủ trong đó những vấn đề có tính cách phân rẽ quốc gia được giải quyết bằng phương thức yên bình là kết quả được đa số quyết định và thiểu số chấp nhận.
- Chúng ta không sống trong một thể chế giáo quyền trong đó truyền thống tôn giáo quốc gia được áp đặt trên ý muốn của người dân. Sự kiện này bảo vệ chúng ta từ truyền thống của các tôn giáo khác, cũng như bảo vệ xã hội không bị sự áp đặt của truyền thống Cơ Đốc Giáo. Nước Thiên Đàng không thể lẫn lộn với Nước Thế Gian hay Chánh Quyền Thế Gian. Cơ Đốc Nhân không thể được tạo ảnh hưởng bởi chánh quyền nhưng chính đời sống tâm linh của quần chúng sẽ thuyết phục mà nên.
- Việc bỏ phiếu khiến chánh quyền không thể xâm phạm đến đời sống cá nhân của chúng ta. Vấn đề riêng tư của người dân để được có quyết định về gia đình của mình, mà không bị xen lấn bởi chính quyền, hiện có được lợi thế với một chánh phủ thiểu số. Dầu vậy, nếu cứ tiến hành trong chiều hướng này sẽ đưa đến sự suy sụp cho toàn xã hội.
- Cảm tạ cho việc bỏ phiếu qua thư tín, rõ ràng là số đông dân chúng Úc muốn hôn nhân được mở rộng cho những cặp đồng tính. Điều này không phải bị áp đặt lên chúng ta bởi một quốc hội chuyên chế hay một thủ lãnh tàn bạo, nhưng ít nhất cũng là bởi số phiếu của đại đa số dân chúng.
- Một số đông trong dân chúng đã có và đã tận dụng cơ hội này để nói lên sự quan tâm về việc hôn nhân được mở rộng cho cả giới đồng tính.
- Người dân Úc quan tâm đến những điều họ nghĩ là công bằng, công lý, khoan dung và phúc lợi của cộng đồng những người đồng tính, một nhóm thiểu số nhỏ bé và dễ bị tổn thương.
- Ngăn cách giữa người tin Chúa thật tình và hình thức, nói chi đến giữa người không tin Chúa Jesus, là điều giúp người tin Chúa nhận thức được những đặc tính và thách thức về sự thánh khiết. Đồng thời cũng minh xác mạnh mẽ về những gì chúng ta cần phải làm, để giải bày cho xã hội này thấy được ý muốn của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta.
- Sự việc này đã khiến chúng ta thức tỉnh phần nào về sự tranh chiến có tính cách văn hóa đã hủy hoại nếp sống người Úc trong 50 năm qua. Việc này có thể đưa đến sự phân rẽ lớn hơn nữa trong các ý kiến sẽ được bàn thảo tại quốc hội, trong ngành truyền thông, và sự suy giảm của một nếp sống ưu tú độc trị.
Như thế, với tất cả những điều để biết ơn nói trên, phải chăng tôi vui thích với kết quả? Không, lẽ tất nhiên là không. Vì tôi đã bỏ phiếu chống quyết định này, và sẽ còn làm như thế nữa nếu cần.
Tôi rất buồn về điều này, không chỉ là một Cơ Đốc Nhân, mà là còn là một công dân Úc. Hôn nhân là một mạng lịnh được tạo dựng, không chỉ là một nghi thức tôn giáo. Tôi không nghĩ đó là một đó là một quyết định tốt lành cho xã hội Úc hay cho nếp sống gia đình.
Tôi không nghĩ chánh quyền Úc đã suy nghĩ thấu đáo về những hậu quả tiêu cực của quyết định này. Các giới hạn trong lãnh vực tôn giáo về vấn đề nghi lễ hôn nhân tạo nên nhiều lầm lẫn trầm trọng về vị trí lễ cưới, và cả về bản chất của hôn nhân. Đồng thời bản chất của tôn giáo cũng bị nhìn cách thiếu sót – chỉ nên giới hạn trong phạm vi mục vụ của tu sĩ và nhà thờ. Tác động của vấn đề trong tính cách đa văn hóa chưa được suy xét thật kỹ lưỡng.
Trận chiến này, trong phong trào thế gian hóa xã hội và hủy phá nền văn hóa Cơ Đốc của chúng ta, là một sự thất bại lớn nhưng không phải là kết quả cuối cùng, nói chi đến chuyện “sự cuối cùng của một nền văn hóa”. Sẽ còn có nhiều tranh đấu sẽ đến, ngay cả trong vấn đề hôn nhân đồng tính. Nhưng trong hiện tại, về vấn đề tính dục, hôn nhân, gia đình, trách nhiệm đã rõ ràng không còn ở với chúng ta.
Vậy, tôi có hoảng lên về chiến thắng của thời đại này chăng? Không, đặc biệt về việc này. Vì chuyện này đã bắt đầu từ những ngày của thập niên 1960, qua cuộc cách mạng tình dục, qua sự phá hoại Luật Gia Đình năm 1975 và qua hơn 50 năm đòi hỏi không phân biệt giới tính của giới nữ quyền. Vậy, có gì phải sửng sốt hay ngạc nhiên.
Tất cả những thay đổi này phù hợp với lời dạy và dự đoán của Kinh Thánh. Sách Rô-ma 1:18-32 là lời giải bày về việc quốc gia chúng ta chối bỏ sự thật về Đấng Tạo Hóa. Kết qủa thật đúng như lời đã phán, chú ý đặc biệt trong câu 32.
Hơn nữa, không như những Cơ Đốc Nhân Thời Đại, Cơ Đốc Nhân Chân Chính nên suy nghĩ để thấy mình là nhóm thiểu số không được ưa chuộng trong một bối cảnh xa lạ và thù nghịch. Điều khiến tôi lo âu nhiều hơn là vấn đề hòa hợp giữa Cơ Đốc Nhân và nếp sống vật chất Tây Phương – sẽ phương hại đến sự tin kính và ngăn trở việc làm chứng cho Tin Lành đời đời. Điều chúng ta cần làm là sống theo khuôn mẫu của Chúa và công bố sứ điệp Cứu Chuộc của Ngài đến cho mỗi người và mọi người.
Cuối cùng, tôi không lo ngại vì Kinh Thánh xác quyết chúng ta nhiều lần về sự tể trị của Đức Chúa Trời, đặc biệt trong vấn đề chính quyền quốc gia: “Lòng của vua ở trong tay Đức Chúa Trời” (Châm-ngôn 21:1); Si-ru vị vua dân ngoại, là người không biết Chúa, lại là người Chúa sai đem sự giải cứu đến cho dân Y-sơ-ra-ên (Ê-sai 45); người tin Chúa ngày xưa phải tuân phục vua dân ngoại La-mã theo lời dạy của Phao-lô và Phi-e-rơ, vì các quyền đều bởi Đức Chúa Trời chỉ định (Rô-ma 13, 1 Phi-e-rơ 2).
Đức Chúa Trời đang hành động cho mục đích của Ngài trên nước Úc. Không nhất thiết phải là một tiến trình vui mừng, hoặc như ý chúng ta, nhưng đó là theo ý Chúa và Ngài biết điều tốt nhất. Sau hết, thập tự giá không phải là chuyện vui mừng cũng không theo ý muốn chúng ta, nhưng chắc chắn là đem lại điều tốt nhất.